This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Lợi ích sức khỏe ít được biết của củ hành

Nước hành có thuộc tính kháng viêm có thể làm dịu vết bỏng da. Vì vậy, khi bị bỏng nhỏ, chỉ cần chà một lát cắt củ hành lên khu vực bị bỏng sẽ có tác dụng.

Nước hành cũng có thể giúp giảm đau hoặc ngứa da do côn trùng đốt. Tương tự như trên, cắt một lát hành chà vào vết đốt để giảm triệu chứng.

Nếu bị đau bụng kinh, vài ngày trước khi bắt đầu có kinh, bạn chỉ cần ăn hành sống thường xuyên. Tác dụng này là nhờ hành có thuộc tính chống viêm tự nhiên.

Loi-ich-suc-khoe-it-duoc-biet-cua-cu-hanh

Nước ép hành trị mụn cóc ở bàn chân

Nếu bị mụn cóc ở bàn chân, chỉ cần bôi nước ép hành lên mụn, dần dần mụn sẽ lành và biến mất.

Nếu bạn bị cúm hoặc sốt, chỉ cần cắt vài lát hành, đặt chúng trong tất và đeo đi ngủ. Sáng hôm sau, cơn sốt sẽ giảm vì hành kích thích các huyệt ở bàn chân giúp giảm sốt và cũng làm giảm thân nhiệt.

Khi bị buồn nôn, uống 2 thìa nước hành, phương pháp này có thể giúp giảm buồn nôn và nôn.

Nếu tóc mọc chậm và không khỏe, bạn có thể bôi nước hành lên tóc và da đầu và sử dụng nó như mặt nạ dưỡng tóc. Hành kích thích nang tóc để tóc mọc nhanh và nhiều hơn.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng L với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.

Theo Đông y, 3 nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là phong, hàn, thấp. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g, phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g, tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày một thang.

Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm...

Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm: cam thảo 4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ


Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

Người bệnh biểu hiện nhút nhát sợ hãi, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủ hay giật mình, buồn vui thất thường. Nguyên nhân phần nhiều do kinh sợ quá mà thần chí không yên, tâm thần dao động, hồi hộp. Sợ (khủng) quá thì tổn thương thận, thận hư yếu không giao thông được với tâm khiến cho tâm hồi hộp không yên... Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng:

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” mà ít ngủ hay mê: dùng bài An thần đinh chí hoàn gia giảm: phục linh 14g, phục thần 14g, viễn chí 10g, nhân sâm 12g, thạch xương bồ10g, long xỉ 14g, đơn sâm 14g. Cách dùng: Tán nhỏ làm hoàn, hoặc sắc uống. Tác dụng: trấn kinh an thần…

Viễn chí (là lá khô của cây viễn chí lá nhỏ giúp trị chứng tâm thần không yên.

Viễn chí (là lá khô của cây viễn chí lá nhỏ giúp trị chứng tâm thần không yên.

Gia giảm: Nếu tâm hay hồi hộp khó ngủ, gia táo nhân 12g, bá tử nhân 14g để trấn kinh an thần. Nếu hồi hộp nặng, trị tim hồi hộp khó ngủ, ngủ hay mơ, cơ thể suy nhược, tâm thần không yên ít ngủ hay mê, nặng ngực do đàm ứ trong, gia bán hạ 8g, trần bì 10g, trúc nhự 12g. Nếu người gầy nóng do tâm âm hư, gia huyền sâm 12g. Nếu tay chân lạnh tâm dương hư, gia hoàng kỳ 16g. Không chỉ định: người mắc chứng tâm hỏa, tâm âm hư nóng bứt rứt khó ngủ.

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” hồi hộp ngủ không yên: Dùng bài Trân châu mẫu hoàn: chân châu 12g, đương quy 20g, thục địa 30g, nhân sâm 12g, táo nhân 16g, bá tử nhân 20g, ngưu giác16g, trầm hương 12g, long cốt 20g, ngưu tất 14g. Cách dùng: nghiền nhỏ trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô lấy thần sa làm áo, mỗi lần dùng 40-50 viên uống với nước kim ngân, bạc hà làm thang uống. Công dụng: Tư dưỡng âm huyết, tiềm dương, an thần… Trị tâm can âm huyết đều hư, đêm ngủ không yên, hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, thần trí không yên.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, bạch thược 14g, đơn bì 16g…. Nếu huyết ứ, gia đào nhân 12g.  Nếu khó ngủ, gia táo nhân 12g. Không chỉ định: người tâm can huyết không hư không dùng.

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” tim đập nhanh tăng huyết áp: dùng bài Sài hồ long cốt mẫu lệ thang gia giảm: sài hồ 12g, bán hạ 8g, phục linh 14g, quế chi 12g, nhân sâm 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, đại hoàng 6g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, đại táo12g, sinh khương 12g. Cách dùng. Sắc uống. Công dụng: Ôn thông tâm dương, tiềm trấn, an thần… Trị tim đập mạnh, bồn chồn, mất ngủ, tăng huyết áp, trẻ em giật mình khóc đêm, tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ... Ngoài ra còn chữa cảm mạo, viêm phổi, viêm túi mật, dạ dày, chứng mày đay, suyễn, tràng nhạc, viêm thận cấp tính, hư thận.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, đơn bì 16g… Nếu huyết ứ, gia đương quy 14g, đào nhân 12g. Nếu bụng đầy, gia trần bì 12g, chỉ xác 10g… Nếu lạnh, gia quế chi 12g. Không chỉ định: người mắc chứng tâm hỏa, nội nhiệt bứt rứt khó ngủ.

BS. Trúc Nguyên

Món ăn tốt cho bệnh tiểu đường, sỏi thận, đau dạ dày

Kê còn có tên tiểu mễ, cốc nha, là một món ăn trong 10 sở thích của người sống trường thọ. Chè kê, bánh đa kê, cháo kê thịt gà là đặc sản của nhiều địa phương. Kê có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, đái tháo đường và tiêu chảy; là lương thực tốt cho người đau dạ dày và mắc chứng khó tiêu, miệng hôi, tỳ vị hư nhược. Ngoài ra, kê còn là món ăn tốt cho người bị thấp khớp, làm dịu cơn đau do sinh đẻ.

Cơm kê là món ăn thích hợp cho người đái tháo đường.

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B. Vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận. Kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt. Dùng cho người tỳ vị hư nhiệt với các biểu hiện: nôn ói ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy...

Cháo kê, khoai lang: kê 50g, khoai lang 60g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Món này thích hợp cho người đái tháo đường tỳ vị hư nhược.

Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Món này tốt cho người cao tuổi, tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, người gầy, sút cân, phiền khát.

Cháo kê trúc diệp: kê 200g, đạm trúc diệp 40-60g thái nhỏ, nấu lấy nước bỏ bã. Kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo. Món này tốt cho người say nóng, cảm nắng, hồi hộp kích ứng, tim đập mạnh, giật tay chân.

Cơm kê: kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi, ăn hàng ngày, thích hợp cho người đái tháo đường.

Cháo kê đại táo: kê 200g, đại táo 10-12 quả nấu cháo thêm đường. Món này tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.

Xôi kê: kê đã xát vỏ (lật mễ) 250g, nấu xôi kê hoặc cơm nếp. Món này tốt cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ, bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

Chè kê: kê 100-150g, đường phèn vừa đủ (50g). Kê xát vỏ, nấu cháo chín cho đường vào, đánh tan, đun sôi là được. Món này tốt cho người lao động hay phòng dục quá độ gây nên người hâm hấp nóng, ho, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, hà thủ ô 30g, trứng gà 2 quả. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo được gắp bỏ bã thuốc, đập vào 2 cái trứng gà, cho thêm chút đường trắng khuấy đều, cho sôi là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho người bị thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.

Kiêng kỵ: Không ăn kèm với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy.

TS. Nguyễn Đức Quang

Chữa da khô sần, ngứa ngáy bằng món canh thịt vịt mướp đắngChữa da khô sần, ngứa ngáy bằng món canh thịt vịt mướp đắngNga bất thực thảo thông mũi, giảm đau đầuNga bất thực thảo thông mũi, giảm đau đầu8 bài thuốc dân gian chữa hôi nách8 bài thuốc dân gian chữa hôi nách

Mách bạn cách trị nước ăn chân bằng cây cỏ quanh nhà

Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến sau khi địa phương bị ngập, lụt, một số người phải lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4.

​Cây phèn đen.

Đề phòng nước ăn chân trước hết chúng ta cần giữ vệ sinh: rửa chân kỹ bằng nước sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Khi thấy các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Bạn đọc có thể áp dụng ngay một trong số những bài thuốc dưới đây để phòng và trị nước ăn chân:

Búp ổi cho thêm một nhúm muối giã nát, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá khoai lang giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá cây chút chít giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần

Lá mướp non giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá lốt đun nóng xông chân, rồi ngâm rửa chân.

Lá trầu không vò nát xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy lá trầu không đun sôi với nửa lít nước để nguội, cho một cục phèn chua bằng đầu ngón tay cái đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét, ngứa có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Búp ổi

Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 - 3 lần.

Rau sam tươi 50 - 100g lấy phần cây trên mặt đất, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Chỗ loét khô se lại và hết ngứa.

Cây cóc mẳn 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến chỗ đau khô lại.

Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5 - 10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau.

Thuốc rắc bột phèn chua, hoằng đằng (để dùng dần): phèn chua 20g, hoành đằng 100g, cho phèn chua vào một chiếc vỏ hộp, đun lên, phèn chua sẽ chảy ra thành nước. Tiếp tục đun cho đến khi phèn chua thành một chất trắng xốp là được, đem ra tán nhỏ. Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn đều lẫn 2 thứ bột, cho vào lọ sạch nút kín dùng dần bằng cách rắc bột này vào các kẽ ngón chân khi bị ngứa loét.

BS. Nguyễn Đức Kiệt

Gừng tươi - giải pháp cho chứng biếng ăn

Xử trí khi bị côn trùng cắn

Mùa hè là mùa của rất nhiều loại côn trùng sinh sôi, nảy nở. Theo BS. Hoàng Xuân Đại, nếu không may bạn bị côn trùng cắn mà không được cứu chữa kịp thời sẽ dễ gây thương tổn cho sức khỏe nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.

Trị ong đốt:

Ong ở nước ta có nhiều loại như ong muỗi, ong vàng, ong bò vẽ, ong đất, ong bò nâu, ong mật… Nhiều khi đang phát nương rẫy chạm vào tổ ong, nhất là có thêm mùi rượu càng làm ong tấn công mạnh. Do vậy khi bị ong tấn công cần tìm mọi cách để thoát khỏi khu vực có tổ ong. Nếu vẫn bị ong đốt có thể sử dụng một trong các cách sau đây.

- Dùng vôi tôi (vôi ăn trầu) bôi vào nơi ong đốt. Hoặc lấy hạt và lá quất hồng bì giã nhuyễn đắp vào vết ong đốt. Cũng có thể lấy củ ráy dại cắt ngang một lát mỏng xát vào chỗ ong đốt hoặc lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn đắp vào nơi ong đốt.

Rết cắn:

Dùng một trong các cách sau: lấy tỏi giã nát đắp vào nơi rết cắn rất nhanh khỏi đau nhức; Lấy rau sam rửa sạch giã nhỏ đắp vào vết thương. Lấy hạt vừng (mè) giã nhỏ đắp vào. Lấy củ cỏ gấu giã nhỏ đắp vào. Lấy lá bạc hà 1 nắm giã nhỏ đắp vào rất tốt. Lấy quả ngô ở ngọn cây giã nát đắp vào. Lấy hột mướp đắng (khổ qua) giã nhỏ cho vào mồm nuốt nước từ từ, sau đó bã đắp vào nơi rết cắn; hoặc dùng mướp đắng giã nát tẩm giấm đem đắp vào, cũng có thể ngậm nuốt nước từ từ rồi lấy bã đắp vào càng hiệu nghiệm. Dùng cọng khoai môn, tước bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào rất nhanh khỏi.

Ngoài ra lấy rau húng chanh (rau tần dày lá) rửa sạch giã nhuyễn trộn ít muối ăn đắp vào.

Tỏi chữa rết cắn rất hiệu quả.

Tỏi chữa rết cắn rất hiệu quả.

Ve cắn:

Không tự ý rứt nó ra vì như vậy răng ve sẽ gãy còn lại gây đau buốt thậm chí còn kéo theo rách xước cả da thịt. Vậy cần dùng một trong các cách sau nhằm làm con ve tự nhả ra. Đó là lấy nước điếu đặc chấm vào miệng ve, nó sẽ nhả ra rơi xuống. Cũng có thể lấy que thép nung nóng dí vào con ve nó cũng nhả ra và rơi xuống, sau đó lấy vôi tôi xát vào nơi ve cắn.

Trường hợp trót rứt con ve ra, răng ve gãy còn lại trong da thịt gây đau nhức phát sốt. Như vậy cần lấy thuốc lào tẩm nước điếu đặc rồi đắp vào nơi ve cắn băng giữ. Đồng thời dùng bài thuốc gồm ké đầu ngựa 20g, vòi voi 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 40g, rửa sạch, sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày và dùng như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi.

Bọ nẹt và sâu róm:

Không may chạm da vào bọ nẹt hay sâu róm làm đau có thể sinh ngứa và tấy đỏ. Cần lấy ngay tóc rối xát vào nơi sâu róm chạm, hoặc lấy một nắm xôi hay cơm lăn đi lăn lại nhiều lần nơi da chạm vào nhằm làm lông của chúng dính hết vào cơm mà hết đau. Sau đó lấy rau má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ mà xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột xát vào nơi đau cũng khỏi.

Giời leo:

Viêm da do loại côn trùng này cần phân biệt với zona (là do virut). Biểu hiện thường thấy trên da có những mụn nhỏ li ti và đau rát. Kinh nghiệm dân gian lấy gạo sống 1 nắm giã nhỏ trộn ít nước vừa nhão đắp vào nơi đau. Khi gạo nơi đắp khô lại nhỏ them chút nước vo gạo vào. Cũng có thể lấy đậu xanh một nắm giã nhỏ trộn với nước cơm đắp vào, khi khô lại lấy nước cơm nhỏ vào cho đậu đắp không bị khô. Hoặc lấy lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp vào, khi khô cũng cần lấy nước cốt lá xoan leo nhỏ vào để thuốc luôn được ẩm.

BS. Hoàng Xuân Đại

Phương thuốc hỗ trợ sức khỏe người thường xuyên sử dụng máy tính

Gần đây các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mỗi khi máy tính hoạt động khiến cho môi trường xung quanh không ngừng sinh ra ion dương và trung hòa ion âm trong không khí. Ion âm nhiều có lợi, còn ion dương nhiều lại có hại. Thời gian dài ở trong môi trường có nhiều ion dương thì những ion dương này sẽ thông qua hô hấp đi vào phổi, sau đó cùng với tuần hoàn máu đi đến mọi tế bào trong cơ thể, làm cho huyết dịch, dịch thể có nhiều tính axít, làm chậm chức năng trao đổi chất, làm cho độc tố tích tụ lại trong cơ thể, từ đó làm cho chúng ta mất ngủ, sức đề kháng giảm thấp, rối loạn nội bài tiết nhất là ở phụ nữ...

Bởi vậy hy vọng các phương thuốc dưới đây sẽ có công hiệu hỗ trợ sức khỏe cho những người hằng ngày vì công việc mà phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính.

Trà xanh hoa hòe, hoa cúc sáng mắt: Công hiệu: thanh nhiệt sáng mắt.

- Nguyên liệu: hoa cúc 3g, hoa hòe 3g, trà xanh 3g.

- Cách làm và sử dụng: Cho 3 nguyên liệu trên vào cốc, đổ nước sôi nóng vào ngâm 5 phút, uống thay trà hằng ngày.

Đỗ đen, bột quả óc chó trị khô mắt: Công hiệu: tăng cường cơ lực của mắt, tăng cường chức năng điều tiết, cải thiện chứng mắt mệt mỏi, chữa trị khô mắt.

- Nguyên liệu: đỗ đen 500g, nhân quả óc chó 500g.

- Cách làm và sử dụng: Cho đỗ đen vào chảo rang chín, chờ nguội nghiền thành bột. Nhân quả óc chó 500g, rang cho bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, chờ nguội rồi nghiền sền sệt như bùn. Lấy mỗi loại một thìa hòa vào ly sữa nóng, thêm một thìa mật ong. Uống vào buổi sáng thức dậy hoặc sau bữa ăn sáng. Rất hiệu quả.

Ngân hoa, bạch chỉ trị viêm lợi: Công hiệu: Trị viêm lợi, đau nhức, sưng viêm...

- Nguyên liệu: ngân hoa 15g, bạch chỉ 6g.

- Cách làm và sử dụng: Cho nguyên liệu trên vào nước sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Kim ngân hoa sáng mắt: Công hiệu chặn gió, thanh nhiệt.

Có thể chữa trị các chứng đau nhức, sưng phù, mắt đỏ, nhiều nước mắt...

- Nguyên liệu: kim ngân hoa 10g, xa tiền diệp 10g, bạch chỉ 10g, lượng đường trắng thích hợp.

- Cách làm và sử dụng: Cho nước vào nấu cùng với các loại trên, sau đó thêm một ít đường, uống thay trà.

BS. HOÀNG XU N